Nếu một ngày bạn so sánh dữ liệu về website và nhận ra rằng: “Tỷ lệ thoát trang đang tăng và tỉ lệ chuyển đổi đang giảm” thì có thể đã đến lúc bạn cần nâng cấp website, thực hiện một số điều chỉnh cần thiết để thay đổi tình trạng này. Dưới đây, Puramu sẽ liệt kê kĩ càng các yếu tố gây ảnh hưởng đến vấn đề trên cũng như dấu hiệu cảnh báo website của bạn cần được nâng cấp.
1. Tốc độ website chậm
Với thời đại công nghệ phát triển và lối sống bận rộn như hiện nay, mọi người ưu chuộng những thứ hiện đại, nhanh nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Tốc độ website chậm lại thường gắn với website cũ, lỗi thời. Do đó, website có tốc độ load chậm tức là website đang đi ngược lại với xu hướng thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng. Điều này cũng khiến website bị tổn thất rất nhiều:
- Thứ nhất, ảnh hưởng đến trải nghiệm lướt trang của khách hàng.
- Thứ hai, tỉ lệ thoát website cao và tỉ lệ người dùng quay lại website gần như bằng không. Theo nghiên cứu của Google, tốc độ tải trang vượt quá 3s trên thiết bị di động sẽ làm mất đến ½ lưu lượng truy cập vào website.
- Thứ ba, doanh thu của doanh nghiệp tụt dốc.
Thêm vào đó, tốc độ tải trang còn là một trong những yếu tố để Google xếp hạng website của bạn. Vì thế, nếu thấy website không thể tải trang xong trong vòng 2 giây, bạn nên nhanh chóng tìm đến dịch vụ tăng tốc website càng sớm càng tốt nhé!
2. Thông điệp thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ thay đổi
Nếu thương hiệu bạn thay đổi thông điệp, nội dung, sản phẩm hoặc dịch vụ, bạn có thể cập nhật và điều chỉnh lại trên website. Tuy nhiên, nếu sự thay đổi đó quá lớn đến nỗi cấu trúc của website không còn phù hợp và đáp ứng được nữa. Hoặc cũng có thể là do công nghệ website hiện tại đã lỗi thời và không hỗ trợ các tính năng mới bạn cần thì bạn phải nâng cấp website. Tuy vậy, có thể bạn sẽ cần thiết kế lại website của mình nếu việc nâng cấp website không đáp ứng được. Thông tin về thương hiệu được đồng nhất trên mọi nền tảng là rất quan trọng. Nó phản ánh sự uy tín, chuyên nghiệp của thương hiệu và tránh gây hiểu lầm cho khách hàng.
3. Website không tương thích với thiết bị di động
Người dùng hiện nay có xu hướng sử dụng thiết bị di động để lướt web, mua hàng nhiều hơn là máy tính. Theo thống kê, 92,1% người dùng internet sử dụng điện thoại thông minh để duyệt web. Vì thế, các website hiện nay đều cần được thiết kế chuẩn Responsive để hiển thị tốt và hoạt động tốt trên mọi kích thước màn hình, đặc biệt là thiết bị di động. Nếu trang web của bạn không làm được điều đó, doanh nghiệp của bạn sẽ mất đi cơ hội phục vụ lượng khách hàng này. Do đó, hãy nâng cấp trang web nhanh nhất có thể khi thấy trang web của bạn không tương thích với thiết bị di động nhé!
4. Giao diện website lỗi thời
Giao diện website đẹp mắt, hiện đại giúp thương hiệu trông chuyên nghiệp và thu hút khách hàng hơn. Nó cũng góp một phần trong quá trình xây dựng hình ảnh và uy tín thương hiệu. Tuy nhiên, để bạn nhận ra giao diện website của mình đã lỗi thời hay chưa sẽ có một chút khó khăn. Vì bạn đã làm việc trên trang web của mình quá lâu. Bạn đã quá quen với giao diện của nó và không cảm nhận được giao diện website đã lỗi thời hay chưa. Cách đơn giản nhất là hãy đi lượn lờ một vòng thị trường, xem website của các đối thủ trông như thế nào. Nếu giao diện website của họ đẹp hơn, mới lạ hơn, các tính năng cũng hay ho hơn thì bạn nên xem lại website của mình rồi đó.
Nhìn vào hình ảnh bên dưới, bạn có thể thấy sự thay đổi cực lớn của Google sau nhiều năm. Dù Google là công ty lớn, đã có tiếng tăm, họ vẫn không ngừng đổi mới để trở nên phù hợp hơn với người dùng. Điều này chứng minh việc thích nghi và cập nhật không chỉ cần thiết mà còn là yếu tố sống còn trong thế giới internet đang không ngừng biến đổi.
5. Website gặp vấn đề bảo mật
Nếu website của bạn gặp vấn đề về bảo mật, có thể nguyên nhân xuất phát từ code của website đã lỗi thời không còn đủ khả năng bảo vệ website khỏi những mối đe dọa. Bạn cần nhanh chóng nâng cấp website, tuyệt đối không trì hoãn quá lâu. Các lỗ hỏng bảo mật sẽ khiến website gặp vấn đề về dữ liệu. Các dữ liệu nội bộ của doanh nghiệp và cả thông tin nhạy cảm của khách hàng có thể bị mất hoặc bị rò rỉ ra ngoài. Website sau khi được nâng cấp sẽ được cập nhật theo các tiêu chuẩn coding mới nhất và bảo vệ website bạn tốt hơn.
Nâng cấp bảo mật website không chỉ giúp bảo vệ dữ liệu website mà còn là một phần quan trọng trong việc xây dựng và duy trì niềm tin với khách hàng. Điều này cực kỳ quan trọng trong thời đại kỹ thuật số ngày nay – nơi mà an toàn thông tin là một trong những điều ưu tiên hàng đầu.
6. Website khó thao tác (UX kém)
Website khó thao tác là một website có UX (trải nghiệm người dùng) không tốt. Website có UX tốt sẽ hướng đến việc mang lại cảm giác hài lòng, thoải mái, dễ sử dụng và tiện lợi cho người dùng từ khi họ chỉ mới thực hiện các thao tác tìm hiểu sản phẩm. Thiết kế UX không chỉ giúp tạo ra sự hài lòng ngay lập tức mà còn góp phần xây dựng khách hàng trung thành. Người dùng sẽ luôn muốn tiếp tục mua hàng/sử dụng dịch vụ, thậm chí là tự động giới thiệu mọi người xung quanh sử dụng sản phẩm/dịch vụ.
Bạn hãy thử thao tác mua hàng, tìm sản phẩm,… trên trang web xem có khó khăn không? Có gặp vấn đề gì không? Có phải đi qua quá nhiều bước để đến được thứ bạn cần không? Nếu câu trả lời cho các câu hỏi trên là có thì bạn biết mình cần làm gì rồi đó! Nâng cấp website để nâng cấp trải nghiệm người dùng trên website ngay thôi!
7. Website không phản ánh đúng thương hiệu
Liệu website của bạn có đang phản ánh đúng cá tính thương hiệu hay tinh thần sản phẩm bạn đang kinh doanh không? Hãy xem xét mọi khía cạnh từ màu sắc, phông chữ, hình ảnh đến đến tổng thể thiết kế của website. Cụ thể như: Bạn kinh doanh mặt hàng cao cấp nhưng website của bạn lại không thể hiện được sự sang trọng tương xứng thì khách hàng sẽ cảm thấy nghi ngờ về chất lượng sản phẩm. Họ có thể không cảm thấy đủ tin tưởng để bỏ tiền ra mua sản phẩm của bạn. Lúc này, nâng cấp website ngoài phản ánh chính xác thương hiệu còn giúp tăng cường nhận diện và uy tín thương hiệu trong mắt khách hàng.
8. Cập nhật nội dung khó khăn
Thoạt nghe qua, bạn sẽ không thấy việc cập nhật nội dung khó khăn liên quan đến giảm tỉ lệ chuyển đổi và tăng tỉ lệ thoát trang. Đúng vậy, nhưng nó sẽ gián tiếp gây ảnh hưởng đến website của bạn. Do việc cập nhật nội dung khó khăn khiến bạn không thể cập nhật những nội dụng quan trọng một cách nhanh chóng hoặc thậm chí là không cập nhật nội dung. Việc cập nhật nội dung là công việc doanh nghiệp phải làm thường xuyên và quan trọng. Khi chuyển sang hệ thống quản lý nội dung (CMS) tốt hơn, bạn sẽ thấy công việc này nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Thêm vào đó, nó còn cung cấp các công cụ và tính năng để bạn có thể quản lý, theo dõi website hiệu quả hơn.
Tổng kết
Sau một thời gian sử dụng, website cần điều chỉnh, nâng cấp để phù hợp với xu hướng thị trường cũng như nhu cầu của người tiêu dùng. Đó cũng chính là chìa khoá để doanh nghiệp luôn ổn định, thậm chí là bùng nổ doanh thu và giữ chân các khách hàng trung thành.
Nắm bắt 8 dấu hiệu báo động thương hiệu cần nâng cấp website ở trên không chỉ giúp bạn giải quyết những vấn đề website đang gặp phải mà còn cải thiện hiệu suất tổng thể, tăng cường bảo mật và cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn. Điều này sẽ giúp thương hiệu tăng cơ hội chuyển đổi và củng cố vị thế thương hiệu trên thị trường.