Bạn băn khoăn không biết thay đổi URL trang web WordPress được không? Cách chỉnh sửa URL trong WordPress không ảnh hưởng đến website hiện tại. Vậy để Puramu giúp bạn nhé!
Tại sao cần chỉnh sửa URL trong WordPress
Mọi người thường cần thay đổi, chỉnh sửa URL WordPress vì các lý do sau:
- Khi chuyển WordPress từ localhost lên hosting/VPS.
- Thay đổi tên công ty: Việc các công ty đổi tên sau một quá trình thành lập là đều không hiếm xảy ra. Hầu như tất cả mọi người đều mặc định tên công ty cũng là tên trang web của công ty đó luôn. Thường sẽ là: tencongty.com. Vì thế, nếu tên công ty bạn không trùng với tên trang web, khách hàng sẽ nghĩ đây là sự nhầm lẫn hoặc họ sẽ gặp khó khăn khi tìm kiếm trang web của bạn.
- Khi thay đổi URL giữa www và non-www.
- Chuyển WordPress từ giao thức HTTP sang HTTPS để bảo mật website tốt hơn và cải thiện việc xếp hạng từ khoá với Google.
Hướng dẫn chỉnh sửa URL trang web WordPress
Cách 1: Chỉnh sửa URL trang web WordPress trong trang quản trị admin
Cách đầu tiên cũng là cách đơn giản nhất mà Puramu muốn giới thiệu với bạn. Bạn có thể thực hiện ngay trong trang quản trị admin của mình mà không phải qua các bên thứ ba.
- Bước 1: Đăng nhập vào trang quản trị admin WordPress.
- Bước 2: Nhấp vào menu Settings trong Dashboard WordPress, chọn mục General.
- Bước 3: Nhập URL trang web mới vào mục WordPress Address (URL) và Site Address (URL). Nếu hai mục này màu xám thì cách này không áp dụng cho bạn, kéo xuống xem các cách tiếp theo nhé!
- WordPress Address (URL) và Site Address (URL) sẽ giống nhau ở đa số website thông thường.
- Tuy nhiên, đối với các công ty lớn thì khác. Họ có thể chọn lưu trữ trang web trên các máy chủ khác nhau. Vì trang web công ty họ có nhiều chức năng, khối lượng thông tin lớn và để đảm bảo tính bảo mật. Do đó, nếu công ty bạn nằm trong trường hợp này, bạn nên cẩn thận nhập đúng URL vào hai mục này nhé!
- WordPress Address (URL) là địa chỉ nơi các tệp và thư mục WordPress được lưu trữ bao gồm các trang quản trị, tệp phương tiện, plugin, theme,…
- Site Address (URL) là địa chỉ trang web của bạn. Đây là dòng chữ người dùng nhập vào thanh địa chỉ để truy cập vào trang web của bạn.
- Bước 4: Nhấp vào Save Changes ở cuối trang để lưu lại URL bạn vừa chỉnh sửa.
Cách 2: Chỉnh sửa URL trong WordPress bằng file functions.php
Như Puramu có đề cập ở cách 1, nếu bạn không thể sửa mục địa chỉ website hoặc bạn không thể truy cập vào trang quản trị admin WordPress thì hãy ngó qua cách này nhé!
- Bước 1: Truy cập vào giao thức FTP/SFTP kết nối hosting của bạn.
- Bước 2: Truy cập vào
/wp-content/themes/thư-mục-theme-của-bạn/
. Mở filefunctions.php
và thêm vào đoạn code sau vào cuối file:
update_option( 'siteurl', 'https://example.com' );
update_option( 'home', 'https://example.com' );
Trong đó: https://example.com
chính là URL trang web bạn muốn thay đổi.
- Bước 3: Truy cập lại website với URL mới. Bạn thấy mọi thứ hoạt động bình thường thì xoá đoạn code trên khỏi file functions.php và lưu lại.
Cách 3: Chỉnh sửa URL trong WordPress bằng file wp-config.php
Nếu bạn không chắc chắn theme nào đang được sử dụng hoặc không tìm thấy file functions.php
thì thử cách này nhé! Cách này bạn sẽ thêm URL vào file cấu hình WordPress là wp-config.php
. File này nằm trong thư mục gốc trang web và chứa các cài đặt WordPress quan trọng.
- Bước 1: Truy cập vào FTP client bạn đang dùng và kết nối hosting của bạn.
- Bước 2: Mở file
wp-config.php
, thường sẽ nằm trong public_html. Thêm đoạn code sau vào phía trên dòng chữ “That’s all, stop editing! Happy publishing”:
define( 'WP_HOME', 'https://example.com' );
define( 'WP_SITEURL', 'https://example.com' );
Trong đó: https://example.com
chính là URL trang web bạn muốn thay đổi.
- Bước 3: Lưu lại chỉnh sửa của bạn là xong.
Cách 4: Chỉnh sửa URL trong WordPress bằng phpMyAdmin
Cách này bạn sẽ chỉnh sửa URL trực tiếp trong cơ sở dữ liệu WordPress thông qua phpMyAdmin.
- Bước 1: Truy cập vào cơ sở dữ liệu WordPress thông qua phpMyAdmin.
- Bước 2: Tìm đến hàng
wp_options
(lưu ý ở trường hợp có thể là “xx_options” giá trị xx có thể được đặt khác đi trong lúc website được khởi tạo) và nhấp đúp chuột vào nó. - Bước 3: Chỉnh sửa
siteurl
vàhome
thành URL mới bạn muốn thay đổi.
4 điều bạn cần làm sau khi chỉnh sửa URL trong WordPress
Cập nhật tất cả các liên kết trên website sang URL mới
Sau khi bạn đã thực hiện chỉnh sửa URL của website WordPress sang URL mới bằng một trong các cách trên. Bạn có thể sẽ gặp phải vấn đề sau đây:
- Các liên kết trong các bài viết, thậm chí là các phần khác trên website như là footer, header, sidebar,… có thể vẫn đang được trỏ đến địa chỉ website cũ.
Nếu trường hợp này xảy ra, những người dùng khi truy cập vào website của bạn và click vào URL này sẽ gặp phải lỗi 404 – trang không tồn tại. Điều này có thể khiến người dùng của bạn thoát trang. Không những thế, nó cũng sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng của bạn do Google liên tục gặp các liên kết không tồn tại trên website của bạn. Việc này thật tệ nếu website của bạn đang có thứ hạng tốt trên Google.
Để khắc phục trường hợp này bạn cần sử dụng plugin Better Search Replace để thay đổi toàn bộ các liên kết trên website của bạn sang địa chỉ mới.
Hướng dẫn
Hãy chắc chắn rằng bạn đã backup database website trước đó để đảm bảo an toàn khi có bất kì lỗi nào có thể xảy ra trong quá trình thực hiện. Sau khi cài đặt plugin, bạn sử dụng plugin đơn giản như sau để thay đổi các liên kết trên website sang địa chỉ mới:
- Bước 1: Điền URL cũ của bạn vào ô “Search for”.
- Bước 2: Điền URL mới vào ô “Replace with”.
- Bước 3: Chọn tất cả các table trong mục “Select tables”.
- Bước 4: Bỏ dấu tích tại mục “Run as dry run” để tiến hành chạy “thật”, thay đổi trực tiếp trên database thay vì chạy thử nghiệm.
Một thông báo thành công hiện lên. Ngay bây giờ bạn nên kiểm tra lại các liên kết trên website xem đã được kết quả như ý muốn hay chưa.
Thiết lập chuyển hướng 301
Google khuyên mọi người nên thiết lập chuyển hướng 301 ngay sau khi thay đổi URL cho website để tạo chuyển đổi liền mạch. Thiết lập này giúp điều hướng người truy cập URL cũ sang URL mới. Việc này không chỉ giúp ích cho khách truy cập mà còn cả với các công cụ tìm kiếm. Nó giúp rút ngắn thời gian mà công cụ tìm kiếm lập chỉ mục cho URL mới của bạn. Nếu bạn chưa biết cách thiết lập Redirect 301 thì xem bài này nhé!
Cập nhật email marketing
Bạn cần cập nhật lại đường link vào website trong các email gửi khách. Truy cập vào dịch vụ mail bạn đang sử dụng, vào mục quản lý hoặc cài đặt để cập nhật lại URL cho các mẫu mail bạn đang sử dụng. Nếu không thì các email của bạn sẽ chứa đường link lỗi 404. Có hai trường hợp sẽ xảy ra tiếp theo:
- Trường hợp thứ nhất là khả năng cao mail của bạn sẽ nằm trong mục spam.
- Trường hợp thứ hai: Khách hàng sẽ có thể huỷ đăng ký, chặn hoặc báo cáo spam,..
Tạo sitemap XML mới
Nếu bạn đã tối ưu hoá trang web của mình để SEO trước đó thì trang web của bạn đã có sitemap. Sitemap như một bản đồ trang web của bạn. Nó chứa tất cả các liên kết đến các bài đăng và trang của bạn. Và phát tín hiệu cho các công cụ tìm kiếm đến và lập chỉ mục cho trang. Sau khi thay đổi URL, sitemap sẽ bị lỗi nên bạn cần tạo một cái mới. Bạn có thể dùng plugin Yoast SEO, Google XML hoặc Rank Math cho việc tạo dễ dàng hơn. Sau khi tạo xong, bạn khai báo với Google là hoàn tất.
Trên đây là 4 cách để chỉnh sửa URL trong trang web WordPress. Hãy chọn cách phù hợp với mình và thực hiện nhé. Chúc bạn thành công!