Bạn có biết sau khi thiết kế website xong cũng là lúc bạn cần tiến hành chăm sóc website một cách đều đặn để duy trì những giá trị đã có và là bước đệm để bạn phát triển website không? Nếu bạn đã và đang chăm sóc website thì tốt quá nhưng nếu chưa thì thật đáng lo ngại. Nhưng không sao, Puramu ở đây là để giúp bạn mà. Trong bài viết này, Puramu sẽ chia sẻ cách chăm sóc website mà bạn cần phải biết một cách không thể chi tiết hơn. Cụ thể là Puramu đã liệt kê các công việc mà bạn cần làm khi chăm sóc trang web. Cùng đọc nhé!

Chăm sóc website là gì?

Chăm sóc website là tên gọi chung cho các công việc được thực hiện thường xuyên trên website sau khi website đã được thiết kế hoàn thiện và đưa vào hoạt động. Các công việc chăm sóc trang web rất đa dạng, từ cập nhật nội dung đến tối ưu các vấn đề kỹ thuật cho website. Mục đích của việc chăm sóc website là để duy trì website hoạt động ổn định, thu hút người dùng và đạt được các mục tiêu của website như tăng lượng truy cập, tăng tỷ lệ chuyển đổi, cải thiện thứ hạng SEO,…

Các công việc chăm sóc website bạn cần làm

Chăm sóc website được chia thành bốn hạng mục chính: Chăm sóc nội dung website, chăm sóc các yếu tố kỹ thuật của trang web, chăm sóc giao diện website và chăm sóc cấu trúc SEO của website.

1. Chăm sóc nội dung website: Cập nhật nội dung trên website thường xuyên

Chăm sóc nội dung website
Chăm sóc nội dung website

Cập nhật nội dung trên website thường xuyên giúp website luôn mới mẻ và hấp dẫn với người dùng. Xây dựng nội dung trên website tốt cũng là cách giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. Các nội dung trên website không chỉ là các bài blog mà còn là các sự kiện của doanh nghiệp, thông tin sản phẩm mới, banner khuyến mãi, các hình ảnh và video trên website,… Cùng check các công việc cập nhật nội dung cho website cụ thể bên dưới để xem bạn có đang đánh quên mục nào không nhé!

  • Đăng bài blog định kỳ về các chủ đề liên quan đến lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Các bài viết cần được tối ưu hoá về mặt nội dung và kỹ thuật theo chuẩn SEO để tăng khả năng hiển thị tới người dùng.
  • Chỉnh sửa, cập nhật lại thông tin cho các bài viết cũ hay các thông tin đã cũ trên trang web, nhất là thông tin liên hệ.
  • Đăng các tin tức mới nhất trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.
  • Cập nhật hình ảnh hay video từ các sự kiện, hoạt động của công ty.
  • Cung cấp đầy đủ thông tin sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp:
    • Viết mô tả thông tin chi tiết về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp kèm hình ảnh hay video.
    • Cập nhật giá sản phẩm, chương trình khuyến mãi nếu có.
  • Cập nhật hình ảnh, video, banner trên website khi đến các ngày diễn ra sự kiện như ngày lễ, ra mắt sản phẩm mới, chương trình khuyến mãi,… Nếu như phát hiện bất kỳ lỗi hiển thị nào hay nội dung đã lỗi thời, bạn cũng cần chỉnh sửa ngay để hạn chế ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.
  • Kiểm tra và xoá các bình luận spam trên các trang nếu bạn bật tính năng bình luận trên website. Bên cạnh đó, bạn cũng cần trả lời các bình luận của người dùng nếu có.

2. Chăm sóc các yếu tố kỹ thuật

Chăm sóc các yếu tố kỹ thuật của website chủ yếu là các công việc giúp duy trì hiệu suất website luôn ở trạng thái tối ưu sau khi thiết kế website. Từ đó, website sẽ xử lý các thông tin mượt mà và đảm bảo mọi hoạt động trên website được diễn ra trơn tru. Việc này tương tự như việc bạn cần đi bảo dưỡng xe sau một thời gian dài chạy xe để xe chạy mượt mà và kéo dài tuổi thọ của xe.

Chăm sóc kỹ thuật cho trang web
Chăm sóc kỹ thuật cho trang web

Chăm sóc các yếu tố kỹ thuật của website sẽ bao gồm các công việc sau:

2.1 Theo dõi tình hình website, sửa lỗi kỹ thuật kịp thời

Trong quá trình vận hành, website có thể phát sinh lỗi hay gặp các sự cố kỹ thuật. Bạn nên sử dụng các công cụ theo dõi hiệu suất và phát hiện lỗi website như Google Search Console, Pingdom, GTmetrix, UptimeRobot,… để tiết kiệm thời gian rà soát website. Các công cụ này sẽ thông báo cho bạn ngay khi website gặp vấn đề. Khi website gặp lỗi, bạn cần có phương án chỉnh sửa lỗi đó ngay lập tức để ngăn ngừa những lỗi nhỏ đó trở thành vấn đề lớn ảnh hưởng đến SEO website và trải nghiệm người dùng.

2.2 Backup (sao lưu) dữ liệu website định kỳ

Backup hay sao lưu dữ liệu định kỳ là việc làm cần thiết với mỗi website. Khi website không may gặp sự cố dẫn đến mất dữ liệu thì chỉ có các bản backup dự phòng mới có thể giúp khôi phục lại các dữ liệu của website. Từ đó, hạn chế các thiệt hại về tài chính, thời gian và công sức xây lại website từ đầu cho doanh nghiệp. Vì vậy, bạn cần sao lưu website định kỳ hằng ngày, hằng tuần hoặc hằng tháng tuỳ vào tần suất cập nhật nội dung trên trang web. Nếu bạn chưa biết cách backup website thì bạn làm theo hướng dẫn trong bài viết này nhé!

2.3 Cập nhật WordPress, plugin và theme

Các bản cập nhật mới của phiên bản WordPress, plugin, theme ngoài cung cấp tính năng mới còn sửa lỗi và vá các lỗ hỏng bảo mật của phiên bản trước đó. Từ đó, tăng cường bảo mật, ngăn chặn các cuộc tấn công từ hacker và cải thiện hiệu suất cho website của bạn. Khi có bản cập nhật mới, trên thanh menu Dashboard trong trang quản trị WordPress sẽ hiển thị các chấm đỏ. Bạn nhớ sao lưu website trước khi cập nhật bất cứ gì trên WordPress nhé! Puramu đã có bài viết hướng dẫn cập nhật plugin và bài viết cập nhật phiên bản WordPress và theme, bạn nhấp vào xem nếu chưa biết cách làm nhé!

2.4 Bảo mật website

Kiểm tra các vấn đề bảo mậtcủa  website
Kiểm tra các vấn đề bảo mật của website

Bảo mật website là việc làm tối quan trọng khi chăm sóc website. Đa phần các đơn vị thiết kế website đều đã cấu hình đầy đủ các biện pháp bảo mật cho website. Nhiệm vụ của người quản trị website đơn giản là duy trì các biện pháp bảo mật đó một cách tối ưu nhất cho website. Việc này sẽ giúp website không bị sa vào lưới của các hacker gây ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của doanh nghiệp, dữ liệu của khách hàng và SEO của website. Dưới đây là các công việc cần làm để duy trì bảo mật tốt cho website:

  • Gia hạn chứng chỉ SSL định kì.
  • Sử dụng mật khẩu mạnh và thay đổi mật khẩu định kỳ cho tài khoản quản trị website.
  • Kiểm tra và loại bỏ mã độc (malware): Sử dụng các công cụ quét và loại bỏ mã độc uy tín như: Sucuri, MalCare, iThemes Security, Acunetix, Astra Security, Wordfence (chỉ quét mã độc),… để ngăn chặn và loại bỏ kịp thời các loại mã độc xâm nhập vào website, đặc biệt là trong trường hợp website có lưu lượng truy cập cao và lưu trữ thông tin cá nhân nhạy cảm của khách hàng.

2.5 Đo lường và đánh giá các chỉ số trên website

Để có thể quản lý website hiệu quả, bạn cần biết rõ các chỉ số trên website như: Lượng truy cập website, thời gian người dùng trên trang, tỷ lệ thoát trang, nguồn truy cập vào website đến từ đâu,… Từ những chỉ số trên, bạn sẽ đánh giá được tình hình hoạt động của website, hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo để điều chỉnh chiến lược hay đưa ra giải pháp phù hợp cho website.

Ngoài ra, bạn còn có thể hiểu rõ hành vi và nhu cầu của người dùng trên trang web thông qua cách họ tương tác với website. Từ đó, bạn có thể cải thiện luồng người dùng (user flow), giao diện, nội dung và tính năng trên website phù hợp để mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng. Hiện nay, công cụ phân tích website được sử dụng nhiều nhất là Google Analytics. Bên cạnh đó còn có: Hotjar, Crazy Egg, Microsoft Clarity,…

2.6 Tối ưu tốc độ tải trang và hiệu suất website

Tốc độ tải trang nhanh là mục tiêu mà bất kỳ website nào cũng cố gắng đạt được vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất của website và trải nghiệm lướt trang của người dùng. Vì thế, bạn cần:

  • Tối ưu tốc độ tải trang.
  • Tối ưu hình ảnh: Nén hình ảnh và video để tăng tốc độ tải trang và tiết kiệm băng thông cho website. Tuy rằng sau nén hình ảnh và video sẽ được giảm kích thước file nhưng bạn yên tâm chất lượng hình ảnh và video sẽ không giảm. Một số plugin hỗ trợ nén như: Smush, ShortPixel cho hình ảnh và WP video Lightbox, FFmpeg cho video.
  • Sử dụng bộ nhớ đệm cache để giảm tải cho máy chủ và giảm thời gian tải trang. Trang web sẽ sử dụng các bản sao đã lưu trữ của trang web trong cache để phản hồi yêu cầu của người dùng. Cách làm này sẽ nhanh hơn so với việc phải truy xuất dữ liệu từ máy chủ gốc lại từ đầu mỗi khi nhận truy vấn từ người dùng.
  • Sử dụng CDN nếu trang web bạn phục vụ người dùng từ nhiều quốc gia khác nhau.
  • Sử dụng Load balancing (cân bằng tải) nếu trang web bạn có lưu lượng truy cập cao.
  • Sử dụng các công cụ đo lường tốc độ website như GTmetrix, Pingdom, Google PageSpeed Insights,… để đánh giá tốc độ tải trang và xem các gợi ý cải thiện.
  • Tối ưu hóa và bảo trì cơ sở dữ liệu để đảm bảo hiệu suất và độ tin cậy cho website.
  • Loại bỏ các plugin đã lâu không sử dụng hay plugin quá nặng có nhiều tính năng mà bạn không cần sử dụng đến.

3. Chăm sóc giao diện trang web: Tối ưu giao diện và trải nghiệm người dùng trên trang

Giao diện website và trải nghiệm người dùng trên trang web là 2 yếu tố quan trọng tác động đến cảm xúc người dùng và thúc đẩy họ thực hiện nhiều hành động trên trang. Cùng check qua các công việc cần làm dưới đây để tối ưu giao diện website và trải nghiệm người dùng trên trang web nhé!

  • Kiểm tra xem các thành phần giao diện, các tính năng trên trang web có hoạt động được không hay có bị lỗi hiển thị không? Nếu có cần chỉnh sửa ngay để không ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng trên trang.
  • Cải thiện bố cục, điều hướng trên website để website dễ sử dụng hơn, cải thiện trải nghiệm người dùng trên trang hay để gia tăng chuyển đổi, cải thiện tương tác sau một quá trình theo dõi thử nghiệm.
  • Vì mọi thứ đều không ngừng phát triển và thay đổi nên khi thấy website đã lỗi thời so với thị trường, bạn cần bổ sung tính năng, chỉnh sửa giao diện hay cả công nghệ website. Một số tính năng website bắt buộc phải có trong thị trường hiện nay:
    • Chuẩn Responsive: Giao diện website tương thích với tất cả các thiết bị và mọi trình duyệt.
    • Chuẩn UX/UI: Thiết kế giao diện website không chỉ đẹp mắt mà còn mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng khi lướt trang.
    • Chuẩn SEO: Website được tối ưu theo các tiêu chí của các công cụ tìm kiếm để đạt thứ hạng cao.
  • Thêm tính năng mang lại trải nghiệm tiện lợi cho người dùng khi lướt trang như: Tìm kiếm, bộ lọc sản phẩm, live chat hoặc nút liên hệ nhanh đến hotline, mạng xã hội để hỗ trợ khách hàng nhanh chóng,…

4. Chăm sóc cấu trúc SEO: Tối ưu SEO cho trang web

Chăm sóc cấu trúc SEO
Chăm sóc cấu trúc SEO

Website cần được tối ưu SEO liên tục để có thể đạt được thứ hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm. Tối ưu SEO cần thực hiện trong một thời gian dài mới thấy được kết quả nhưng sẽ rất bền vững. Công việc này có thể khá khó với nhiều doanh nghiệp. Vì thế, hiện nay nhiều doanh nghiệp chọn cách sử dụng dịch vụ SEO thay vì tự thực hiện. Dưới đây là danh sách các công việc điển hình bạn cần làm khi tự thực hiện tối ưu SEO như:

  • Tối ưu cấu trúc web chuẩn SEO.
  • Viết bài chuẩn SEO, tối ưu từ khóa, thẻ meta, tiêu đề, cấu trúc URL và nội dung trong bài viết, khai báo bài viết với Googlebot,…
  • Xây dựng liên kết: Tạo các liên kết nội bộ và thu hút liên kết từ các trang web khác đến website của bạn (backlink). Sử dụng các công cụ để kiểm tra các liên kết thường xuyên, tránh các link bị hỏng và kém chất lượng.

Sau khi thực hiện tối ưu SEO cho website, bạn cần theo dõi và đánh giá hiệu quả SEO để kịp thời điều chỉnh chiến lược. Các công cụ tối ưu hoá SEO bạn có thể sử dụng như Ahreft, Google Trend, SEMRush, SEOQuake,… Bạn sẽ có được phân tích backlink, nghiên cứu từ khoá, theo dõi lượng traffic, theo dõi xếp hạng từ khoá của trang web, phân tích xu hướng tìm kiếm, audit website,… từ các công cụ đó.

Tôi có thể tự chăm sóc website không hay phải thuê dịch vụ bên ngoài?

Chăm sóc website là một quá trình dài liên tục thực hiện các việc lặp đi lặp lại. Để lựa chọn giữa việc tự chăm sóc website hay thuê dịch vụ bên ngoài, doanh nghiệp cần xem xét các yếu tố như nguồn lực, kiến thức kỹ thuật, thời gian, ngân sách và mục tiêu của website.

Nếu doanh nghiệp có đủ nguồn lực thực hiện được các công việc chăm sóc trang website thì tự chăm sóc website sẽ tiết kiệm chi phí hơn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, chăm sóc website khá mất thời gian và cần cả kỹ năng lập trình để sửa lỗi website, tối ưu tốt kỹ thuật và SEO cho trang web – điều mà không phải doanh nghiệp nào cũng có sẵn nguồn lực đáp ứng được. Vì thế, thuê dịch vụ chăm sóc website sẽ là lựa chọn tốt nhất trong trường hợp này. Khi thuê dịch vụ, doanh nghiệp có thể dành toàn bộ thời gian và công sức tập trung vào việc kinh doanh của mình cũng như thế mạnh của doanh nghiệp mà không phải mệt mỏi vắt óc chăm sóc website – thứ mà không phải là điểm mạnh và có sẵn của doanh nghiệp.

Tự chăm sóc website cần có nguồn nhân lực có chuyên môn
Tự chăm sóc website cần có nguồn nhân lực có chuyên môn

Nếu xét về mục tiêu của website thì tự chăm sóc website sẽ phù hợp khi doanh nghiệp chỉ muốn duy trì những hoạt động cơ bản của website và không đặt nặng vấn đề SEO. Ngược lại, thuê dịch vụ bên ngoài sẽ phù hợp khi doanh nghiệp muốn đạt được nhiều mục tiêu kinh doanh như tăng lượng truy cập, tăng tỷ lệ chuyển đổi, cải thiện thứ hạng SEO,… Hiệu suất website và kết quả đạt được sẽ cao hơn do các đơn vị đã có kiến thức chuyên môn lẫn nhiều năm kinh nghiệm thực hiện.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể kết hợp cả hai phương án này cho website. Doanh nghiệp có thể tự chăm sóc những phần đơn giản hay những phần doanh nghiệp có thể tự thực hiện được. Còn những hạng mục phức tạp thì thuê những đơn vị chuyên nghiệp bên ngoài thực hiện.

Cho những bạn đang tìm kiếm dịch vụ Chăm sóc website, Puramu ở đây để giúp bạn đây! Với nhiều năm kinh nghiệm chinh chiến trong lĩnh vực website, Puramu sẽ giúp bạn tiết kiệm hàng đống thời gian mà website vẫn luôn được tối ưu tốt nhất về mọi mặt. Bên cạnh đó, nội dung trên website của bạn sẽ luôn được xuất bản liên tục và thu hút nhiều lượt truy cập tiềm năng vào website. Rất nhiều khách hàng sau khi thiết kế website tại Puramu đã chọn sử dụng dịch vụ Chăm sóc website của chúng tôi. Còn bạn thì sao? Liên hệ ngay với Puramu qua hotline 039.395.0385 để biết thêm chi tiết và nhận tư vấn miễn phí nhé!