Khi mới bắt đầu làm website bằng WordPress, bạn sẽ thường thấy mọi người hay đề cập đến plugin và thắc mắc không biết plugin WordPress là gì? để làm gì? Thì trong bài hôm nay, Puramu sẽ giải thích một cách rất cụ thể cho bạn nhé!

Plugin WordPress là gì?

Plugin WordPress là phần mềm do các nhà phát triển website xây dựng và lập trình các tính năng, chức năng dành cho website WordPress. Việc của bạn là cài plugin đó vào WordPress, ngay lập tức tính năng đó sẽ được thêm vào website của bạn. Khi thấy plugin đó không còn cần thiết với website nữa, bạn có thể gỡ bỏ hoặc vô hiệu hoá nó. Điều này rất tiện lợi cho những ai không biết code.

Plugin WordPress là gì?
Plugin WordPress là gì?

Bạn có thể sử dụng plugin để cải thiện tính năng đã có sẵn trong WordPress. Như tính năng bình luận mặc định của WordPress hơi đơn điệu, khách truy cập không để lại bình luận bằng các tài khoản mạng xã hội được. Nên mọi người thường sử dụng plugin Jetpack Comments để cải thiện điều đó.

Hoặc thêm một tính năng mới hoàn toàn vào WordPress. Ví dụ: Sử dụng plugin WPForms để tạo biểu mẫu liên hệ (contact form).

Có thể hiểu thế này: Nếu tính năng bạn cần không có trên WordPress mặc định thì chắc chắn có plugin làm được điều đó cho bạn. Mọi người thường nói “Với WordPress, bạn có thể tha hồ làm bất cứ điều gì bạn muốn là vậy.”

Lợi ích của plugin đối với website

Đối với lập trình viên

Sử dụng plugin giúp bạn tiết kiệm thời gian, tránh sai sót, hiệu quả hơn việc bạn phải tự viết code rồi chèn vào mã nguồn website WordPress của bạn. Chưa kể, khi bạn cập nhật phiên bản mới cho WordPress thì có khả năng bạn phải sửa và test lại code của bạn một lần nữa để đảm bảo rằng nó tương thích với phiên bản WordPress mà bạn vừa cập nhật. Còn khi bạn dùng plugin thì bạn chỉ cần cập nhật plugin mỗi khi có bản cập nhật mới thôi.

Lợi ích của plugin đối với website
Lợi ích của plugin đối với website

Đối với người không biết code

Plugin là một công cụ siêu hữu ích giúp bạn biến hoá website của mình từ những thay đổi nhỏ như:

  • Tạo nút chia sẻ lên Facebook, Pinterest, Twitter,… hoặc tạo các khung Facebook like, Google+,… bằng plugin Monarch
  • Thêm tính năng đăng ký, quản lý thành viên cho website của bạn bằng plugin s2Member
  • Tạo website đa ngôn ngữ bằng plugin Polylang
  • Tối ưu SEO bằng plugin All in one SEO
  • Tối ưu hình ảnh nhằm tăng tốc WordPress giúp website được vận hành tốt hơn nhờ plugin WP Smush
  • Sao lưu dữ liệu với plugin BackWPup
  • Hỗ trợ bảo mật website với Plugin Wordfence Security

đến những chuyển mình lớn như:

  • Plugin Woocommerce để tạo website thương mại điện tử
  • Plugin dsIDXpress để tạo website kinh doanh bất động sản
  • Plugin Bookly Pro để tạo trang đặt chỗ trực tuyến

Bạn thấy đấy! Có thể nói plugin đóng vai trò rất quan trọng và cần thiết trong việc xây dựng một website mạnh mẽ. Hơn thế nữa, nó còn cải thiện quá trình làm việc của bạn, giúp xử lý công việc hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian cho bạn.

Plugin WordPress có thật sự an toàn?

Vấn đề này thật sự không đảm bảo được. Song song với những plugin chất lượng thì cũng có những plugin được lập trình kém tạo ra lỗi và lỗ hỏng cho website của bạn. Chúng có thể gây xung đột với các plugin hay theme bạn đang có. Hoặc làm tổn hại đến dữ liệu của bạn, tệ hơn là sập luôn cả web của bạn.

Thứ hai, không có plugin WordPress nào có thể an toàn 100%. Đó là bản chất của phần mềm. Vì vậy, các nhà phát hành luôn ra những bản cập nhật để vá những lỗ hỏng khi họ phát hiện ra.

Lưu ý gì khi cài plugin?
Lưu ý gì khi cài plugin?

Cách chọn plugin an toàn

Puramu có một số lời khuyên dưới đây giúp bạn tránh những plugin kém chất lượng, không ảnh hưởng đến website của mình:

  • Tải plugin tại các nguồn uy tín, chất lượng như: thư viện WordPress có hơn 60.000 plugin miễn phí và hàng ngàn plugin trả phí từ các bên thứ ba như: WPEverest.com, CodeCanyon, WPMU DEV, Mojo Marketplace, Creative Market, Github,…
  • Điểm rating và số lượt tải của plugin cao. Nếu nó thấp bạn cũng đừng tiếc vì chắc chắn còn những plugin khác có tính năng bạn cần.
  • Bạn nên dành chút thời gian đọc bình luận của những người đã sử dụng phía dưới plugin. Nhờ vậy, bạn sẽ biết plugin đó có thật sự giải quyết được nhu cầu bạn đang cần không, điểm hạn chế của plugin là gì.
  • Kiểm tra plugin có tương thích với bản cập nhật mới nhất của WordPress không?
  • Kiểm tra bao lâu plugin có bản cập nhật? Lần cập nhật gần đây nhất là khi nào? Nếu trên một năm tức là plugin đó đã bị nhà phát hành lãng quên nó. Bạn nên tìm plugin khác để đảm bảo plugin luôn tương thích với Wordpress, giảm lỗi khi sử dụng lâu dài.
  • Những người dùng có được trả lời, nhận sự hỗ trợ với câu hỏi về vấn đề của họ không.
Tải plugin tại thư viện WordPress
Tải plugin tại thư viện WordPress

Tổng kết

Từ những thông tin trên, Puramu tin rằng bạn không còn băn khoăn về khái niệm plugin WordPress là gì. Đặc biệt là bạn sẽ tự tin cài bất cứ plugin nào để biến hoá website của mình hoàn hảo hơn. Trong bài viết sau Puramu sẽ hướng dẫn bạn cách cài đặt và nâng cấp plugin. Cùng đón xem nhé!

Nếu bạn còn thắc mắc hay cần tư vấn về dịch vụ thiết kế website, đừng ngần ngại liên hệ Puramu qua hotline 039.395.0385 hoặc để lại yêu cầu tư vấn bên dưới.